N Thuật ngữ lý thuyết đồ thị

  • Nhân (kernel)
là một tập độc lập ổn định ngoài. Một đồ thị có hướng được gọi là nhân hoàn hảo (kernel perfect) nếu mọi đồ thị con dẫn xuất đều có một nhân.
  • Nhúng: (embedding)
    • Phép nhúng thực hiện trên G 1 = ( V 1 , E 1 ) {\displaystyle G_{1}=(V_{1},E_{1})} (cho kết quả là đồ thị G 2 = ( V 2 , E 2 ) {\displaystyle G_{2}=(V_{2},E_{2})} ) là một hàm đơn ánh từ V 1 {\displaystyle V_{1}} tới V 2 {\displaystyle V_{2}} sao cho mỗi cạnh trong E 1 {\displaystyle E_{1}} tương ứng với một đường đi (các đường đi này đôi một không chung cạnh) trong đồ thị G 2 {\displaystyle G_{2}} .
    • Một đồ thị được coi là nhúng được trên một bề mặt nếu khi vẽ đồ thị trên đó, các đỉnh và cạnh của nó có thể được sắp xếp trên đó sao cho không có hai cạnh nào cắt nhau.
  • Nút (knot)
trong một đồ thị có hướng, nút là một tập các đỉnh và cung với tính chất: mọi đỉnh trong nút đều có cung từ đó đi ra, và mọi cung xuất phát từ các đỉnh trong nút đều có đích là các đỉnh nằm trong nút. Do đó, không thể ra khỏi nút nếu đi theo hướng của các cung.Trong trường hợp đồ thị là sơ đồ sử dụng tài nguyên (general resource graph), một nút là điều kiện đủ cho deadlock.
  • Nút (node)
Trong một số ngữ cảnh, một đỉnh của đồ thị cũng được gọi là một nút. Chẳng hạn, các đỉnh trong một cây có gốc thường được gọi là nút.